BẮT TAY NHÀ THẦU TRUNG QUỐC XÂY DỰNG CẦU THĂNG LONG LONG ... ĐỂ LÀM GÌ?
Dư luận đang ồn lên phản đối ngành Giao thông lăm le bắt tay nhà thầu Trung Quốc để sửa chữa đại tu cầu Thăng Long, Trong khi, cây cầu này do Liên Xô (cũ) mới là người giúp ta xây dựng, trong khi Trung Quốc đang tàn phá nước ta bằng biết bao dự án thua lỗ, ô nhiễm.
Cầu Thăng Long được biết đến là cây cầu lớn nhất Đông Nam Á vào thời điểm nó được xây dựng. Cầu được khởi công xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9 tháng 5 năm 1985. Đây là cây cầu có thời gian thi công lâu nhất (11 năm), Ban đầu cầu do Trung Quốc giúp ta xây dựng. Tuy nhiên đến năm 1978, do quan hệ hai nước xấu đi, Trung Quốc đã cắt viện trợ và rút hết các chuyên gia về nước khiến cho công trình bị bỏ dở. Để rồi sau đó Liên Xô tiếp quản, khôi phục lại thi công từ tháng 6/1979 và cơ bản hoàn thành vào năm 1985.
Theo tài liệu Wikipedia, trong thời gian Trung Quốc viện trợ (1974-1978) mới có 9 trụ chính giữa sông được thi công xong, 03 trụ đang thi công dở dang trong tổng số 14 trụ chính giữa sông và 2 mố, Đối với cầu dẫn đường sắt, mới thi công được 29 trụ ở phía bắc, 17 trụ ở phía nam so với 119 trụ của toàn bộ cầu dẫn đường sắt. Cầu chính hoàn toàn chưa có gì, cầu đường ô tô cũng chưa được thi công.
Giai đoạn Liên Xô viện trợ (1979-1985) cầu được xây dựng hoàn thành. Liên Xô nhận cung cấp viện trợ để xây dựng hoàn thành cầu Thăng Long dựa trên cơ sở Hiệp định liên chính phủ Việt Nam - Liên Xô ký ngày 03/11/1978. Đây là công trình viện trợ không hoàn lại. Theo hiệp định, phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam các vật liệu xây dựng như: sắt thép, xi măng mác cao, dầm thép, máy móc thiết bị thi công, cử chuyên gia sang làm việc...
Theo một chuyên gia là người trong cuộc, người đã từng tham gia xây dựng cầu thì: Cầu Thăng Long đã xuống cấp cả chục năm nay. Năm 2012 ông Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Bộ Giao thông đã sang Nga gặp được người trước kia chủ trì công nghệ làm mặt cầu này là bà Maria Sakharova. Lúc đó, bà đã ngoài 70 tuổi. Bà hứa là “sẽ giúp nếu Việt Nam yêu cầu. Nhưng bây giờ không phải là “Liên Xô” và bà đã rời cơ quan nhà nước để mở công ty tư nhân chuyên làm về cầu đường nên phải có tiền. Bộ Giao thông vận tải khi đó do ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng muốn Nga viện trợ hoặc cho vay ưu đãi thì mới làm. Nga không đồng ý. Và sự việc “chìm xuồng”!
Tôi cho rằng, nay nếu thực sự cần phải sửa chữa cầu Thăng Long để bảo vệ an toàn cho cây cầu cũng như người và phương tiện qua lại thì là việc nên làm, dù phải tốn kém ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, khi làm thì vận dụng nội lực chuyên môn trong nước để làm. Trường hợp chuyên gia Việt Nam không làm nổi nhất thiết phải thuê nước ngoài thì trước hết phải thuê chuyên gia của Nga, hoặc giả là chuyên gia Âu, Mỹ chứ không thể thuê chuyên gia Trung Quốc. Bời Trung Quốc đã tàn phá chúng ta bằng rất nhiều những dự án chất lượng kém, dở dang, nợ nần chồng chất, ô nhiễm môi trường, mà điển hình là dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Nhưng quan trọng hơn cả là Trung Quốc là bậc thầy về móc ngoặc, đút lót, mua chuộc quan chức nước ngoài để rút ruột dự án. Rất nhiều người đồng ý với Tiến sĩ Lê Đăng Doanh khi ông thẳng thắn nói rằng: Doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng lại quả bằng 'tiền tươi' đến 30% trị giá dự án để được thầu.
Trên thế giới, các lãnh đạo độc tài, hủ bại đều ham làm ăn với Trung Quốc là vì thế. Chế độ Trung Quốc không bắt bớ các doanh nghiệp Trung Quốc khi nó hối lộ ở nước ngoài như người Nhật hay Âu Mỹ vẫn làm. Trái lại, có khi họ còn làm ngơ, bật đèn xanh, tác động cho doanh nghiệp Trung Quốc trục lợi. Tôi mong sau này, khi đất nước thay đổi, chính quyền sẽ thanh tra lại tất cả các dự án lớn đã làm ăn với Trung Quốc để lôi ra ánh sáng những kẻ hiện nay đang háo tiền, chỉ lăm lăm muốn bắt tay với nhà thầu Trung Quốc!
Author: Vũ Đức Tâm
By: RECOMPhoto: Cầu Thăng Long/Fr: Internet
Theo tài liệu Wikipedia, trong thời gian Trung Quốc viện trợ (1974-1978) mới có 9 trụ chính giữa sông được thi công xong, 03 trụ đang thi công dở dang trong tổng số 14 trụ chính giữa sông và 2 mố, Đối với cầu dẫn đường sắt, mới thi công được 29 trụ ở phía bắc, 17 trụ ở phía nam so với 119 trụ của toàn bộ cầu dẫn đường sắt. Cầu chính hoàn toàn chưa có gì, cầu đường ô tô cũng chưa được thi công.
Giai đoạn Liên Xô viện trợ (1979-1985) cầu được xây dựng hoàn thành. Liên Xô nhận cung cấp viện trợ để xây dựng hoàn thành cầu Thăng Long dựa trên cơ sở Hiệp định liên chính phủ Việt Nam - Liên Xô ký ngày 03/11/1978. Đây là công trình viện trợ không hoàn lại. Theo hiệp định, phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam các vật liệu xây dựng như: sắt thép, xi măng mác cao, dầm thép, máy móc thiết bị thi công, cử chuyên gia sang làm việc...
Theo một chuyên gia là người trong cuộc, người đã từng tham gia xây dựng cầu thì: Cầu Thăng Long đã xuống cấp cả chục năm nay. Năm 2012 ông Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Bộ Giao thông đã sang Nga gặp được người trước kia chủ trì công nghệ làm mặt cầu này là bà Maria Sakharova. Lúc đó, bà đã ngoài 70 tuổi. Bà hứa là “sẽ giúp nếu Việt Nam yêu cầu. Nhưng bây giờ không phải là “Liên Xô” và bà đã rời cơ quan nhà nước để mở công ty tư nhân chuyên làm về cầu đường nên phải có tiền. Bộ Giao thông vận tải khi đó do ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng muốn Nga viện trợ hoặc cho vay ưu đãi thì mới làm. Nga không đồng ý. Và sự việc “chìm xuồng”!
Tôi cho rằng, nay nếu thực sự cần phải sửa chữa cầu Thăng Long để bảo vệ an toàn cho cây cầu cũng như người và phương tiện qua lại thì là việc nên làm, dù phải tốn kém ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, khi làm thì vận dụng nội lực chuyên môn trong nước để làm. Trường hợp chuyên gia Việt Nam không làm nổi nhất thiết phải thuê nước ngoài thì trước hết phải thuê chuyên gia của Nga, hoặc giả là chuyên gia Âu, Mỹ chứ không thể thuê chuyên gia Trung Quốc. Bời Trung Quốc đã tàn phá chúng ta bằng rất nhiều những dự án chất lượng kém, dở dang, nợ nần chồng chất, ô nhiễm môi trường, mà điển hình là dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Nhưng quan trọng hơn cả là Trung Quốc là bậc thầy về móc ngoặc, đút lót, mua chuộc quan chức nước ngoài để rút ruột dự án. Rất nhiều người đồng ý với Tiến sĩ Lê Đăng Doanh khi ông thẳng thắn nói rằng: Doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng lại quả bằng 'tiền tươi' đến 30% trị giá dự án để được thầu.
Trên thế giới, các lãnh đạo độc tài, hủ bại đều ham làm ăn với Trung Quốc là vì thế. Chế độ Trung Quốc không bắt bớ các doanh nghiệp Trung Quốc khi nó hối lộ ở nước ngoài như người Nhật hay Âu Mỹ vẫn làm. Trái lại, có khi họ còn làm ngơ, bật đèn xanh, tác động cho doanh nghiệp Trung Quốc trục lợi. Tôi mong sau này, khi đất nước thay đổi, chính quyền sẽ thanh tra lại tất cả các dự án lớn đã làm ăn với Trung Quốc để lôi ra ánh sáng những kẻ hiện nay đang háo tiền, chỉ lăm lăm muốn bắt tay với nhà thầu Trung Quốc!
Author: Vũ Đức Tâm
By: RECOM
By: RECOM
Photo: Cầu Thăng Long/Fr: Internet